Việc học ngữ pháp tiếng Hàn luôn là điều khó khăn với học viên tiếng Hàn khi đến với gia sư tiếng Hàn Hà Nội. Để giúp các bạn học viên và bạn đọc của gia sư tiếng Hàn Hà Nội có phương pháp học chuẩn, đúng hôm nay chúng tôi xin chia sẻ bài viết hướng dẫn cơ bản nhưng định hướng chuẩn giúp các bạn có được hướng học tốt nhất.
Với bất kỳ ai khi học ngoại ngữ thì việc học ngữ pháp có thể gọi là quan trọng nhất. Đối với những người học tiếng Hàn thì điều này lại càng quan trọng hơn. Bởi lẽ cấu trúc câu tiếng Việt và tiếng Hàn là khác nhau nhiều. Vì vậy để người học có thể nói được một cách chính xác, rõ ràng ngôn ngữ mà mình đang học thì cần phải nắm chắc kiến thức về ngữ pháp. Tuỳ vào trình độ mà người học phải nắm chắc một số kiến thức ngữ pháp sau:
◈ Nắm chắc được cấu trúc câu đơn giản (câu 2 thành phần).
◈ Nắm chắc được cấu trúc câu cơ bản (câu 3 thành phần).
◈ Biết cách sử dụng các tiểu từ, trợ từ, phụ tố,...
◈ Biết cách chia động từ, tính từ về dạng đuôi kết thúc câu dạng chuẩn (đuôi kết thúc câu dạng cơ bản).
◈ Biết cách chia động từ, tính từ về dạng đuôi kết thúc câu dạng rút gọn.
◈ Nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp.
*** Phương pháp
1. Đưa ra các vấn đề ngữ pháp sau đó giải thích ý nghĩa và cách sử dụng
2. Đưa ra các cấu trúc ngữ pháp sau đó giải thích ý nghĩa và cách sử dụng.
3. Đưa ra ví dụ trước sau đó phân tích ví dụ đó và rút ra/ suy ra cấu trúc ngữ pháp.
Như đã nói ở trên, để người học có thể nói tốt thì cần phải nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, cố định và biết sử dụng thuần thục các tiểu từ, trợ từ, phụ tố,...
◈ Với phương pháp①: Khi giáo viên đưa ra bất kỳ một vấn đề ngữ pháp nào đó thì việc làm đầu tiên của người giáo viên lúc này là giải thích ý nghĩa và cách sử dụng. Sau đó đưa ra ví dụ cụ thể sau đó phân tích vấn đè ngữ pháp đó.
Ví dụ: Khi đưa ra vấn đề ngữ pháp: "-이/가" giáo viên phải giải thích được nó có chức năng ngữ pháp là tiểu từ chủ ngữ, được sử dụng sau danh từ hoặc đại từ có chức năng làm chủ ngữ trong câu để chỉ ra danh từ hoặc đại từ đó đang có chức năng làm chủ ngữ của câu đó ("-이/가" không có ý nghĩa về từ Việt mà chỉ có ý nghĩa về ngữ pháp). Khi danh từ hoặc đại từ kết thúc là nguyên âm thì kết hợp với "-가", còn khi danh từ hoặc đại từ kết thúc là phụ âm thì kết hợp với "-이".
예) 사과가 맛있습니다. (Táo ngon)
빵이 맛없습니다. (Bánh mỳ không ngon)
Sau khi đưa ra khoảng từ 3~5 ví dụ như trên giáo viên yêu cầu từng học sinh tập đặt ví dụ để giúp học sinh nhớ cách sử dụng vấn đề ngữ pháp đó để có thể vận dụng được khi giao tiếp.
◈ Phương pháp②: Sau khi đưa ra một cấu trúc ngữ pháp nào đó giáo viên giải thích ý nghĩa, cấu trúc ngữ pháp đó thường hay được sử dụng trong những trường hợp nào? cách sử dụng ra sao? sau đó giáo viên bao giờ cũng là người đưa ra ví dụ trước. Để giúp học sinh hiểu dần dần giáo viên nên đưa những ví dụ đơn giản trước, sau đó mở rộng ra những ví dụ có mức độ khó dần để học sinh có đủ thời gian ngấm dần cho tới khi học sinh hiểu được vấn đề ngữ pháp đó giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng cấu trúc ngữ pháp đó và đặt câu. Mỗi học sinh đặt từ 2~3 câu (tuỳ thuộc vào số học sinh ít hay nhiều). Khi học sinh đã đặt câu thành thạo hơn rồi giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh chuyển sang tiếng Hàn, hoặc học sinh này đặt câu và học sinh khác chuyển sang tiếng Việt, hoặc làm thành từng cặp một tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời sau đó giáo viên chỉnh sửa lỗi.
Qua việc luyện đặt câu như vậy học sinh ghi nhớ cấu trúc ngữ pháp tốt hơn và sẽ nói một cách chuẩn xác hơn.
◈ Phương pháp③: Phương pháp này đòi hỏi sự tư duy nhanh hơn ở người học và sẽ rất có hiệu quả đối với những học sinh có sự tư duy cao. Khi tiến hành theo phương pháp này giáo viên phải đưa ra ví dụ trước sau đó học sinh nhìn vào ví dụ đó và rút ra cấu trúc ngữ pháp từ ví dụ đó.
Ví dụ: 남 씨는 사과를 먹습니다. (Nam đang ăn táo).
화 씨는 숙제를 합니다. (Hoa đang làm bài tập).
저는 음악을 듣습니다. (Tôi đang nghe nhạc).
⇒ Qua 3 ví dụ trên học sinh có thể rút ra được cấu trúc câu/ngữ pháp:
N1(은/는) N2(을/를) V(-ㅂ니다/습니다). Ai đó làm gì.
Gia sư tiếng Việt cho người Hàn
Khi học sinh đã tìm ra được cấu trúc câu rồi giáo viên nên giải thích lại một lần về ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc câu đó. Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng cấu trúc câu đó để luyện tập đặt câu, mỗi học sinh đặt từ 2~3 câu (tùy thuộc vào số lượng học sinh nhiều hay ít). Phương pháp này khiến cho học sinh bắt buộc phải tư duy/động não nhiều nên giúp học sinh có thể ghi nhớ mẫu câu đó được lâu hơn và vận dụng vào giao tiếp tốt hơn.
◈ Nắm chắc được cấu trúc câu đơn giản (câu 2 thành phần).
◈ Nắm chắc được cấu trúc câu cơ bản (câu 3 thành phần).
◈ Biết cách sử dụng các tiểu từ, trợ từ, phụ tố,...
◈ Biết cách chia động từ, tính từ về dạng đuôi kết thúc câu dạng chuẩn (đuôi kết thúc câu dạng cơ bản).
◈ Biết cách chia động từ, tính từ về dạng đuôi kết thúc câu dạng rút gọn.
◈ Nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp.
*** Phương pháp
1. Đưa ra các vấn đề ngữ pháp sau đó giải thích ý nghĩa và cách sử dụng
2. Đưa ra các cấu trúc ngữ pháp sau đó giải thích ý nghĩa và cách sử dụng.
3. Đưa ra ví dụ trước sau đó phân tích ví dụ đó và rút ra/ suy ra cấu trúc ngữ pháp.
Như đã nói ở trên, để người học có thể nói tốt thì cần phải nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, cố định và biết sử dụng thuần thục các tiểu từ, trợ từ, phụ tố,...
◈ Với phương pháp①: Khi giáo viên đưa ra bất kỳ một vấn đề ngữ pháp nào đó thì việc làm đầu tiên của người giáo viên lúc này là giải thích ý nghĩa và cách sử dụng. Sau đó đưa ra ví dụ cụ thể sau đó phân tích vấn đè ngữ pháp đó.
Ví dụ: Khi đưa ra vấn đề ngữ pháp: "-이/가" giáo viên phải giải thích được nó có chức năng ngữ pháp là tiểu từ chủ ngữ, được sử dụng sau danh từ hoặc đại từ có chức năng làm chủ ngữ trong câu để chỉ ra danh từ hoặc đại từ đó đang có chức năng làm chủ ngữ của câu đó ("-이/가" không có ý nghĩa về từ Việt mà chỉ có ý nghĩa về ngữ pháp). Khi danh từ hoặc đại từ kết thúc là nguyên âm thì kết hợp với "-가", còn khi danh từ hoặc đại từ kết thúc là phụ âm thì kết hợp với "-이".
예) 사과가 맛있습니다. (Táo ngon)
빵이 맛없습니다. (Bánh mỳ không ngon)
Sau khi đưa ra khoảng từ 3~5 ví dụ như trên giáo viên yêu cầu từng học sinh tập đặt ví dụ để giúp học sinh nhớ cách sử dụng vấn đề ngữ pháp đó để có thể vận dụng được khi giao tiếp.
◈ Phương pháp②: Sau khi đưa ra một cấu trúc ngữ pháp nào đó giáo viên giải thích ý nghĩa, cấu trúc ngữ pháp đó thường hay được sử dụng trong những trường hợp nào? cách sử dụng ra sao? sau đó giáo viên bao giờ cũng là người đưa ra ví dụ trước. Để giúp học sinh hiểu dần dần giáo viên nên đưa những ví dụ đơn giản trước, sau đó mở rộng ra những ví dụ có mức độ khó dần để học sinh có đủ thời gian ngấm dần cho tới khi học sinh hiểu được vấn đề ngữ pháp đó giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng cấu trúc ngữ pháp đó và đặt câu. Mỗi học sinh đặt từ 2~3 câu (tuỳ thuộc vào số học sinh ít hay nhiều). Khi học sinh đã đặt câu thành thạo hơn rồi giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh chuyển sang tiếng Hàn, hoặc học sinh này đặt câu và học sinh khác chuyển sang tiếng Việt, hoặc làm thành từng cặp một tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời sau đó giáo viên chỉnh sửa lỗi.
Qua việc luyện đặt câu như vậy học sinh ghi nhớ cấu trúc ngữ pháp tốt hơn và sẽ nói một cách chuẩn xác hơn.
◈ Phương pháp③: Phương pháp này đòi hỏi sự tư duy nhanh hơn ở người học và sẽ rất có hiệu quả đối với những học sinh có sự tư duy cao. Khi tiến hành theo phương pháp này giáo viên phải đưa ra ví dụ trước sau đó học sinh nhìn vào ví dụ đó và rút ra cấu trúc ngữ pháp từ ví dụ đó.
Ví dụ: 남 씨는 사과를 먹습니다. (Nam đang ăn táo).
화 씨는 숙제를 합니다. (Hoa đang làm bài tập).
저는 음악을 듣습니다. (Tôi đang nghe nhạc).
⇒ Qua 3 ví dụ trên học sinh có thể rút ra được cấu trúc câu/ngữ pháp:
N1(은/는) N2(을/를) V(-ㅂ니다/습니다). Ai đó làm gì.
Gia sư tiếng Việt cho người Hàn
Khi học sinh đã tìm ra được cấu trúc câu rồi giáo viên nên giải thích lại một lần về ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc câu đó. Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng cấu trúc câu đó để luyện tập đặt câu, mỗi học sinh đặt từ 2~3 câu (tùy thuộc vào số lượng học sinh nhiều hay ít). Phương pháp này khiến cho học sinh bắt buộc phải tư duy/động não nhiều nên giúp học sinh có thể ghi nhớ mẫu câu đó được lâu hơn và vận dụng vào giao tiếp tốt hơn.